DN Ngành gỗ đang tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD

  Trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu nhỏ, thời gian giao hàng nhanh buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm kiếm công nghệ phù hợp.

Đã có tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 5 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 4,96 tỷ USD, giảm tới 29,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,374 tỷ USD, giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, châu Âu vẫn đang đứng ở mức cao, chi tiêu các nhân bị thắt chặt, thị trường bất động sản trầm lắng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trong năm 2023.

DN Ngành gỗ đang tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD
DN Ngành gỗ đang tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD
Một số doanh nghiệp ngành gỗ cho biết trong bối cảnh đầy khó khăn thì các đơn hàng đã bắt đầu có trở lại, tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp trong ngành.

Tương tự, theo đại điện một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tới thị trường Hoa Kỳ, trước đây, khách hàng thường đặt đơn cho cả năm (tức 1 năm 1 đơn hàng lớn), tuy nhiên năm nay họ chia nhỏ đơn hàng theo quý hoặc 6 tháng. Đơn hàng nhỏ, theo quý đồng nghĩa sẽ hẹp hơn về quy mô, khó cho nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn. Nhưng với các doanh nghiệp tư nhân, tính năng động tốt thì có thể thích ứng được.

Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất
DN Ngành gỗ đang tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng hơn 5.400 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ. Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại thị trường của hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Con số ấn tượng trên giúp Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển.

Nếu từ giai đoạn trước đến năm 2010, việc sản xuất đã phần áp dụng các thiết bị bán tự động, thì từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp đã có sự đổi mới về việc sử dụng các thiết bị tự động hóa, CNC, máy Lazer, robot vào các vấn đề cắt gỗ, xử lý mặt cắt tinh xảo…, một số nhà máy còn đưa công nghệ thông tin vào việc quản trị, vận hành.

Tuy nhiên, vấn đề năng lực cạnh tranh, câu chuyện về đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng vẫn đang là những thách thức đặt ra cho ngành hàng này.

Từ ngày 9 – 12/8 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo Bình Dương, sẽ diễn ra Hội chợ máy và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023 (BIFA WOOD VIETNAM 2023). Quy tụ hơn 100 doanh nghiệp với quy mô gần 800 gian hàng trưng bày máy móc, thiết bị công nghiệp về chế biến gỗ của các doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp lựa chọn tại chỗ nhiều sản phẩm máy móc thiết bị mới, tiên tiến với công nghệ cập nhật theo hướng tự động hóa để tạo nên một dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm tăng tối đa năng suất lao động.

Hội chợ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhau, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh mà sâu xa hơn nữa, là tạo ra chuỗi liên kết dọc trong ngành từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện; cung cấp máy móc, công nghê, đến các nhà sản xuất, thương mại.


Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) – nhận định, xu hướng của thế giới là kinh tế sạch, xanh, tuần hoàn và ngành gỗ không thể đi ngoài quy luật này. Ngành gỗ Bình Dương đang hướng tới mục tiêu, ứng dụng công nghệ để giảm thiểu phát thải, nâng cao chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu.

Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế;…

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động xúc tiến giao thương tìn kiếm thị trường mới,… thì việc đẩy mạnh đầu tư liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là việc cần phải làm lúc này. Đổi mới và nâng cao công nghệ cũng nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ về xuất khẩu gỗ đạt 20 tỷ USD đến năm 2025.

Theo: Congthuong

Comments

Popular posts from this blog

5 điểm du lịch tết 2024 giá rẻ chỉ từ 7,9 triệu đồng

Khó khăn khi xuất khẩu gỗ nếu áp dụng quy định mới về phòng cháy chữa cháy

So sánh gỗ cao su và gỗ xoan, ưu nhược điểm mỗi loại ra sao?